Một số nguồn tin nói rằng Vietjet phá sản khiến cho hành khách sử dụng dịch vụ của hãng này hoang mang. Vậy tin này có đúng sự thật không và nó bắt nguồn từ đâu? Kể từ khi ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thị trường hàng không nước ta phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, dẫn đến tin đồn bị phá sản, trong đó Vietjet Air cũng không ngoại lệ.
Vietjet phải xoay sở như thế nào sau đại dịch Covid-19?
Các hãng hàng không ở nước ta phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong những năm trở lại đây do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, bao gồm cả Vietjet. Việc hạn chế đi lại, chênh lệch tỷ giá, gia tăng giá nguyên liệu,… chính là những yếu tố khiến Vietjet bị lỗ nặng trong thời gian sau dịch.
Thêm vào đó, các tin đồn về Vietjet phá sản trong thời điểm tái bùng phát của đại dịch cũng đã đưa đến việc hàng loạt khách hàng hủy vé. Gây ra tổn thất nặng nề cho ngành hàng không và tạo thêm thách thức đối với các doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý nguồn lực tài chính. Điều này tạo ra áp lực lớn đối với dòng tiền của các doanh nghiệp. Cụ thể trong năm 2022, bà Nguyễn Thị Phương Thảo phải ngậm ngùi báo cáo lỗ sau nhiều năm hoạt động.
Để khắc phục khó khăn, Vietjet đã đưa ra nhiều biện pháp để giảm thiệt hại do đại dịch Covid-19 và duy trì hoạt động của họ. Trong cuộc trao đổi với phóng viên, đại diện của hãng hàng không này tận dụng các chiến lược ứng phó để giảm thiểu thua lỗ. Đầu tiên, Vietjet đã thực hiện việc cắt giảm chi phí đáng kể, lên đến 55%, trong đó bao gồm việc giãn, hoãn nợ và giảm lãi với các đối tác như ngân hàng và đơn vị cho thuê máy bay. Họ cũng giảm lương của lãnh đạo quản lý từ 50-70%, nhưng duy trì mức lương của lao động có thu nhập thấp để đảm bảo thu nhập tối thiểu cho nhân viên.
Trong khi nhiều hãng hàng không phải đối mặt với thách thức giá nguyên liệu, thì Vietjet lại tránh được nguy cơ Vietjet phá sản nhờ vào kế hoạch thông minh. Tận dụng bối cảnh giá xăng thế giới giảm sâu xuống mức 25 USD/thùng trong 6 tháng đầu năm 2020. Vietjet đã mua trữ hơn 100.000 tấn nhiên liệu, giúp giảm chi phí vận hành do nhiên liệu chiếm tới hơn 50% tổng chi phí. Điều này đã đóng góp đáng kể vào việc kiểm soát chi phí và giảm thiểu thua lỗ.
Ngoài ra, hãng hàng không này đã điều chỉnh chiến lược kinh doanh bằng cách mở rộng vận chuyển hàng hóa. Trở thành hãng hàng không đầu tiên được cấp phép để chở hàng trên khoang khách trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Thêm vào đó, để bù đắp dòng tiền thiếu hụt, Vietjet đã chuyển nhượng các dự án đầu tư tài chính tích lũy từ nhiều năm trước, tập trung nguồn vốn vào lĩnh vực vận tải hàng không.
Tin Vietjet phá sản có đúng sự thật không?
Vietjet trải qua giai đoạn khó khăn và thua lỗ là có thật. Thế nhưng tính tới thời điểm hiện tại, không có thông tin nào về việc Vietjet phá sản. Ngược lại, tình hình kinh doanh của Vietjet trong năm 2023 đã bắt đầu khởi sắc với kết quả đầy ấn tượng.
Trong quý 3-2023, Vietjet đã an toàn vận hành 36.000 chuyến bay, chở 6,8 triệu hành khách. Trong đó có hơn 2,3 triệu hành khách quốc tế, tăng 10% so với quý 3-2019, thời kỳ trước khi bùng phát đại dịch COVID-19, và tăng 127% so với quý 3-2022.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt 23,7 triệu lượt, tăng gần 267% so với cùng kỳ. Các hãng hàng không Việt Nam đã chở 11,5 triệu hành khách, trong đó Vietjet đóng góp hơn 51% với 5,9 triệu hành khách, đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ du lịch và đầu tư quốc tế.
Đội tàu bay của Vietjet hiện có 103 máy bay, bao gồm 18 máy bay hoạt động tại Thái Vietjet, và 2 máy bay mới đang trong quá trình giao hàng. Hãng duy trì mức sử dụng ghế trên 85% và độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,72%.
Tổng lượng hàng hóa vận chuyển của Vietjet đã đạt 20,3 ngàn tấn, tăng 76% so với cùng kỳ, chiếm 23% thị phần hàng hóa do các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu trải nghiệm và khám phá các điểm đến quốc tế phổ biến, Vietjet đã mở rộng mạng lưới với 7 đường bay quốc tế mới trong quý 3-2023, nâng tổng số đường bay lên 125 (bao gồm 45 đường bay nội địa và 80 đường bay quốc tế).
Vietjet đạt kết quả kinh doanh đáng nể năm 2023
Không chỉ vượt qua khó khăn, Vietjet còn có kết quả kinh doanh đáng nể trong năm nay. Như vậy, có thể kết luận rằng: Tin đồn Vietjet phá sản là hoàn toàn không đúng sự thật. Vietjet hiện đại đã vượt qua giai đoạn khó khăn và bắt đầu kinh doanh có lãi. Trong quý 3-2023, hãng đã ghi nhận doanh thu riêng lẻ là 13.548 tỉ đồng và doanh thu hợp nhất là 14.235 tỉ đồng, tăng lần lượt 32% và 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế riêng lẻ và hợp nhất đạt 579 tỉ và 55 tỉ đồng, đều tăng mạnh lần lượt là 175% và 30% so với quý 3-2022.
Vietjet đã nhận được đánh giá xếp hạng tín nhiệm BB+ với triển vọng ổn định (VnBB+) từ Saigon Ratings. Đặc biệt là về khả năng linh hoạt trong khai thác nhiều nguồn doanh thu khác nhau ngoài hoạt động kinh doanh chính. Đánh giá này giúp Vietjet duy trì được lợi nhuận dương trong giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19, giúp vượt qua nguy cơ Vietjet phá sản như một số tin đồn trước đó.
Trong tháng 06/2023, Vietjet tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực hàng không chi phí thấp toàn cầu bằng việc đoạt hai giải thưởng quan trọng: “Hãng hàng không chi phí thấp với dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm 2023” và “Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới năm 2023” từ bình chọn của AirlineRatings.
Với lượng khách vận chuyển đáng kể, đặc biệt là khách quốc tế, cùng với kết quả kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm, có thể kỳ vọng rằng Vietjet sẽ đạt và vượt kế hoạch năm 2023. Điều này tiếp tục đóng góp tích cực cho quá trình phục hồi và tăng trưởng trong lĩnh vực du lịch, đầu tư, cũng như nền kinh tế nói chung.
Với những thông tin về Vietjet phá sản có thật không ở trên, Tintucdulich hy vọng rằng đã giúp bạn làm rõ được thắc mắc này, tránh bị ảnh hưởng bởi những nguồn tin sai lệch không đáng tin cậy. Hãy truy cập trang thường xuyên để cập nhật nhiều điều hữu ích và thú vị về tin tức du lịch và chuyến bay nhé!